Để biết 1 sào bằng bao nhiêu m2 thì bạn cần phải biết diện tích đất đó ở Bắc bộ Trung bộ hay Nam bộ bởi vì mỗi miền của Việt Nam đều có một bảng quy đổi số đo khác nhau.
Mỗi quốc gia có một đơn vị đo lường khác nhau. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này có thể thay đổi theo thời gian tiến hóa của loài người nhưng những gì truyền thống vẫn luôn được lưu hành và được người dân quen dùng.
I. Sào là gì?
Trước khi tìm hiểu 1 sào bằng bao nhiêu m2 thì các bạn cần hiểu về định nghĩa. Sào là một đơn vị được dùng để đo diện tích, nhất là diện tích đất nông nghiệp, được sử dụng phổ biến từ xưa thay vì dùng những đơn vị hiện đại như: mét vuông, centimet vuông,…
Theo lịch sử ghi chép lại, ngay sau khi vừa tuyên bố độc lập thì năm 1946 thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai và đánh chiếm miền Nam. Dưới ách đô hộ của Pháp, nông dân đều phải tuân theo mọi quy định của Pháp, trong đó có đơn vị đo diện tích đất nông nghiệp thường là mét vuông – chuẩn của ngày nay.
II. Một sào bằng bao nhiêu mét vuông?
Như đã nói đáp án cho câu hỏi 1 sào bằng bao nhiêu m2 tùy thuộc vào từng vùng miền cụ thể.
- Một sào miền Bắc bộ bằng 360 mét vuông
- Một sào miền Trung bộ bằng 497 mét vuông
- Một sào ở miền Nam bộ bằng 1000 mét vuông
Do nam bộ dưới thời Pháp thuộc nên diện tích 1 sào có sự khác biệt rất lớn đối với hai miền còn lại.
III. Lịch sử hình thành đơn vị sào
Sau khi tìm hiểu xong 1 sào bằng bao nhiêu m2, chúng ta có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành của đơn vị này để hiểu hơn về ý nghĩa vốn có của nó.
Trước năm 1802, tức trước thời nhà Nguyễn nước ta dùng ba đơn vị chính. Mỗi sự vật tương ứng với một đơn vị đo khác nhau: để đo vải thì gọi là quan xích, đo đất thì gọi là điền xích, đo gỗ thì gọi là mộc xích. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế và từ đây hệ thước đo có sự thay đổi theo xu thế của thế giới.
Năm 1868, chính quyền Pháp có chính sách buộc miền Bắc phải theo hệ thước 0,4m với mục đích khống thêm diện tích để thu thêm thuế. Lúc này điền xích chỉ còn ở Trung Kì.
1. Hệ thước may đo vải
Mặc dù không thấy tài liệu nào nói về nguồn gốc hình thành và phát triển của hệ thước đo vải. Tuy nhiên các thợ may cũ cho rằng chắc chắn giá trị này có sự khác nhau và thay đổi theo thời gian. Theo một thước đo vải cuối cùng được tìm thấy ở trong bảo tàng Huế thì thước đo vải có giá trị 0,6m. Càng về sau thì giá trị còn thấp hơn trước.
2. Thước đo đất đai
Sau năm năm cai trị, vua Gia Long cho ra đời cây thước trung bình để làm đơn vị đo đất đai đầu tiên thay thế cho những hệ thức cổ có nhiều sai số và phức tạp từ trước đây.
Đến thời kỳ nhà Nguyễn thì sử dụng hệ thước đo điền xích. Quy ước một điền xích bằng 47cm; diện tích của một mẫu ruộng bằng Diện tích của hình vuông có chiều dài của cạnh là 150 thước bằng 4970 mét vuông. Suy ra một sào bằng 497 mét vuông.
3. Hệ thước mộc
Năm 1898 tổng thống Pháp lúc đấy đã hợp nhất thước Điền và thứơc mộc làm một với giá trị 40cm, bao gồm thước tín ngưỡng, thước đo độ dài và thước kỹ thuật.
Hệ thước tín ngưỡng: Rất phức tạp, dùng trong phong thủy nhà cửa như lắp bàn thờ, bàn học, giường, sửa chữa nhà cửa. Tiền thân là thước tên gọi là Lỗ Ban có nguồn gốc từ Trung cổ do một thợ mộc Lỗ Ban phát minh và được áp dụng từ đó còn ngày nay đang được lưu truyền tại các bảo tàng cổ TQ. Thước này rộng 5,5, dài 46 và độ dày là 1,36 cm.
Hệ thước độ dài: Được áp dụng từ thời nhà Nguyễn có tên là thước Kinh, dài khoảng 42,4 – 42, 5 cm rồi giảm xuống còn 40 cm và dùng để đo kèo, cột, chái, gian,.. và là cơ sở để tính 1 sào bằng bao nhiêu m2.
Hệ thước kỹ thuật: là tất cả những thước mà thợ mộc xưa thường dùng: thước nách, thước vuông, thước đinh, thước nách, thước sàm,…. đều có cùng giá trị, chỉ khác nhau về hình dáng.
Tóm lại 1 sào bằng bao nhiêu m2 tùy thuộc vào từng miền Bắc, Trung, Nam, Bộ. Ngoài ra giá trị này có thể thay đổi theo thời gian còn hiện nay thì đều thay thế theo tên quy chuẩn quốc tế thành m2 là chủ yếu. Hy vọng bài viết vừa rồi của trang onceuponastorybook đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết trong việc tính toán, đo đạc đất đai, nhà cửa.