post

Tác dụng “thần kỳ” của hạt mít ít ai ngờ tới

Sớm biết những hạt mít có tác dụng gì như thế này chắc hẳn không vứt lăn lóc sau khi ăn mít đâu nhỉ. Thật không ngờ hột mít lại có nhiều lợi ích đối với sức khỏe toàn diện và sức khỏe tóc nói riêng đến thế.

Ngày xưa khi còn đói kém chúng ta thường giữ hạt mít để luộc, rang, nướng,… nhưng ngày nay cuộc sống ấm no con người ta thường ít khi đụng nó. Thế nhưng họ không ngờ được những công dụng tuyệt vời của hạt mít mang lại.

I. Công dụng của hạt mít đối với sức khỏe

Hạt mít có tác dụng gì? Lợi ích cũng nhiều không kém múi mít. Nghiên cứu khoa học kết luận rằng hạt mít không những cung cấp năng lượng mà còn cung cấp nhiều loại chất để nuôi dưỡng một số bộ phận của cơ thể. Cụ thể trong 28 gr hạt mít sẽ chứa khoảng:

  • 53 calo
  • 11 gr carbs
  • 2 g chất đạm
  • 0,5 g chất xơ
  • 8% reboflavin
  • 7% Thieamie
  • 5% magie
  • 4% phốt phoo
Đặc biệt hạt mít không chứa chất béo, rất thích hợp cho những người lớn tuổi hoặc những người có nguy cơ béo phì. Thêm món này vào thực đơn ăn kiêng giảm cân thì chuẩn hết ý.

Bất ngờ với công dụng thần kỳ của hạt mít

Như vậy hạt mít vừa cung cấp tinh bột vừa cung cấp chất đạm, chất xơ và một số khoáng chất cần thiết khác không những giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể mà còn bảo vệ cơ thể tránh mắc các bệnh như mỡ máu, béo phì bệnh về đường tiêu hoá.

1. Tăng cường sức đề kháng

Ngay từ thời y học cổ truyền của Trung Hoa các thầy thuốc nhân dân đã thêm hạt mít vào phương thuốc hỗ trợ điều trị các vấn đề về sinh lý, tiêu hóa,… còn ngày nay y học hiện đại đã phát hiện thêm nhiều lợi ích tuyệt vời khác.

Một trong những lợi ích đầu tiên phải kể đến đó là hạt mít có khả năng kháng khuẩn tốt, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn virút gây bệnh. Vitamin C trong hạt mít giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch, hạn chế tối đa việc các bệnh thông thường liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, hen suyển, viêm phế quản, viêm phổi…

Dẫn chứng cho điều này được cho là những hạt li ti bao phủ trên bề mặt giúp kháng khuẩn cực mạnh. Các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công và kết luận về khả năng tiêu diệt vì khuẩn của hạt mít, nhất là đối với vi khuẩn E. coli.

2. Chắc khỏe xương khớp

Chất đạm và hàm lượng canxi có trong hạt mít là yêu tố giúp bạn có xương chắc khỏe, bình an tuổi già. Tương tự như thế đối với răng – một trong những bộ phận tạo ấn tượng nhất và là bộ phận đầu tiên trong quá trình tiêu hóa giúp nghiền nhai thức ăn dễ dàng, dễ tiêu.

3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Chế biến những món ngon từ hạt mít

Tác dụng của hạt mít tiếp theo phải kể đến là tốt cho hệ thống tiêu hóa. Hạt mít có rất nhiều chất xơ sẽ giúp bạn khắc phục một số vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng khó tiêu. Bởi vì chúng không bị thủy phân bởi enzim cho nên khi đi qua đường tiêu hóa sẽ bổ sung lượng lớn vào phân làm cho nó mềm và dễ thải ra ngoài hơn.

4. Tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu

Nghiên cứu này được tiến hành trên loài chuột trong đó những con được ăn hạt mít sẽ có lượng cho cholesterol tốt nhiều hơn so với những con còn lại. Từ đó giúp bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao.

5. Chống thiếu máu

Trong hạt mít chứa nhiều sắt – chất quan trọng trong kích thích tạo nhiều tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu với một số biểu hiện liên quan như: da xanh xao, cơ thể yếu ớt trông thiếu sức sống. Những người thiếu máu hoặc có tiền sử thiếu máu nên bổ sung hạt mít thường xuyên.

6. Tốt cho mắt, tóc và da

Thực sự bất ngờ với tác dụng của hạt mít đối với đôi mắt, làn da và mái tóc. Vitamin A trong hạt mít giúp mắt sáng, tăng thị lực, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Vitamin C giúp sản sinh nhiều colagen tự nhiên để da dẻ căng bóng, chống lão hóa. Protein giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng, giữ gìn mái tóc luôn bóng mượt.

II. Ăn hạt mít có thể gặp những tác dụng phụ nào?

1. Giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Trong hạt mít có hai thành phần kháng chất dinh dưỡng mạnh mẽ là tanin và trypsin, kết hợp với sắt và kẽm thành khối không hoà tan làm ngăn cản quá trình hấp thụ và tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Tanin khiến quá trình tiêu hoá protein trở nên khó khăn hơn. Đó là lý do mà chúng ta không thể ăn sống hạt mít được.

2. Tương tác thuốc làm tăng tình trạng chảy máu

Không nên ăn hạt mít thì đang uống thuốc đặc biệt là một số loại thuốc chống đông máu bởi vì hạt mít có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.  Một số loại thuốc đó là:

Thuốc chống đông máu
Aspirin
Thuốc chống viêm không chứa steroid
Thuốc chống kết tiểu tập cầu

III. Nên ăn hạt mít như thế nào để đảm bảo?

Thấy được hạt mít có tác dụng gì, chúng ta cần tìm nhiều cách chế biến để đa dạng hóa bữa ăn tránh nhàm chán, onceuponastorybook sẽ gợi ý cho bạn một số kiểu sơ chế:

Luộc: Sau khi ăn xong hãy rửa hạt mít thật sạch; sau đó cho vào nồi đun sôi cho đến khi hạt mít nẻ ra rồi cho vào tủ để ráo nước khoảng mười lăm phút thì có thể ăn.

Rang: Bạn cho hạt mít vào chảo và rang đều với lửa nhỏ cho đến khi ngả màu vàng thơm. Dân gian ta còn chỉ bí kíp để hạt mít luôn bùi là vùi vào tro bếp vài ngày trước khi mang ra chế biến.

– Nướng: Bạn có thể nướng ở nồi chiên không dầu hoặc là nướng ở than bếp cho đến khi ngã màu nâu và thơm.

Trên đây là tất cả những câu trả lời cho thắc mắc hạt mít có tác dụng gì theo hướng có lợi lẫn có hại. Các bạn cần biết khi nào nên ăn và khi nào không nên để cơ thể luôn khỏe mạnh, cường tráng. Nếu bạn hay người thân đang mang thai thì nên đọc bài bầu có ăn được mít không để tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé!